Gia tài em chỉ có bàn tay!
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012
Nghệ thuật là gì !?
Thời Cổ đại, người ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do (artes liberales) là: trivium (3 con đường) bao gồm: Văn phạm, Logic, Hùng biện; và quadrivium (4 con đường) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con số), Hình học (các con số trong không gian), Âm nhạc (các con số trong thời gian), và Thiên văn học (các con số trong không gian và thời gian). Mẹ của cả 7 nghệ thuật đó là Triết học. Các nghệ thuật mang tính kỹ thuật như kiến trúc, nông nghiệp, hội họa, điêu khắc, và các nghề thủ công khác được xếp ở hàng thấp hơn.
Thời Trung cổ, nghệ thuật được coi là đứa con của tự nhiên. Dần dần nghệ thuật chỉ còn là những gì mà người xưa coi là nghề thủ công. Từ “nghệ thuật” đòi hỏi một cái gì đó được tạo nên một cách khéo léo bởi người nghệ sĩ. Có điều chính các nghệ sĩ đã phá bỏ các hạn chế do các định nghĩa loại đó tạo ra, thách thức các định kiến của chúng ta, và vượt xa các triết gia, các nhà tâm lý học và phê bình, chứ đừng nói chi đến đại chúng.
Ngày nay, thật khó định nghĩa được nghệ thuật. Đã qua rồi cái thời có thể chỉ ra được cái gì là nghệ thuật, cái gì không phải là nghệ thuật. Sau khi Marcel Duchamp triển lãm chậu đi tiểu vào năm 1917 tại New York, hay Andy Warhol bày ra các tranh in lưới hàng loạt các đồ hộp giống nhau như đúc vào những năm 1962 - 1964, thì bất cứ cái gì cũng có thể là nghệ thuật. Quan niệm này có vẻ phù hợp với nghệ thuật đương đại.
Vậy cái gì làm cho một bức họa trở thành một tác phẩm nghệ thuật? Có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Dưới đây chỉ liệt kê và bình luận một số quan điểm tạm gọi là tiêu biểu nhất.
Có quan điểm cho rằng họa sĩ vẽ tranh, nhưng cần sự giám định của ít nhất một đại diện của thế giới hội họa để khiến bức tranh trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy một người bình thường không thể trả lời được nghệ thuật là gì. Chúng ta cần người “định hướng nghệ thuật” như tín đồ cần vị cố đạo để nói cho biết chân lý ở đâu. Nếu quan niệm này đúng, nó loại trừ sự huyền bí trong nghệ thuật, sẽ được nói đến bên dưới.
Trong đối tượng nghiên cứu mỹ học,nghệ thuật đứng ở vị trí trung tâm.Mặc dù quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực được biểu hiện trên tất cả lĩnh vực cuộc sống,trong mọi hoạt động con người,song hình thái biểu hiện cao nhất của mối quan hệ này là nghệ thuật.
Vậy nghệ thuật là gì?
Để trả lời câu hỏi này trước hết phải bắt đầu từ khái niệm nghệ thuật.Trong thực tế khái niệm thường được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau.Ý nghĩa đầu tiên và rộng nhất của từ này là để chỉ những hoạt động của con người đã đạt đến trình độ điêu luyện,khéo léo,tinh xảo.Người ta có thể nói:”một nước cờ đi rất nghệ thuật”,”một cú sút bóng nghệ thuật”,”một mâm cỗ được bày biện rất nghệ thuật”...Trong nghĩa này,nghệ thuật đồng nghĩa với một tài nghệ của con người
Nghệ thuật với nghĩa thứ hai-hẹp hơn dùng để chỉ một loạt hoạt động của con người nhằm sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực dụng,vừa có khả năng làm đẹp cho đời,đem lại những khoái cảm thẩm mỹ cho con người.Đó là công việc sáng tạo của người làm đồ trang sức,đồ thủ công mỹ nghệ,công việc của người thiết kế thời trang...Nói chung,đó là những hoạt động sáng tạo theo nguyên tắc của cái đẹp..
Trong mỹ học và lý luận văn học,từ nghệ thuật được dùng để chỉ một hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù,với mục đích sáng tạo ra những cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người,ngoài ra nó còn có ý nghĩa sâu sắc .Đây là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo rất đa dạng,được biểu hiện qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: hội họa,điêu khắc,sân khấu,điện ảnh,kiến trúc,múa,văn học,âm nhạc. Đây chính là nghĩa hẹp nhất của từ nghệ thuật.
Trái với quan điểm mang tính ngoại suy kể trên, những người theo quan điểm nội suy cho rằng tiêu chuẩn của nghệ thuật nằm trong tính trực cảm của bức họa, rằng hành động vẽ phải có chủ đích, có nghĩa là họa sĩ phải chủ tâm tạo ra nghệ thuật. Hành động vẽ phải được diễn ra theo một cách đặc biệt nhằm tạo ra nghệ thuật. Như vậy người xem sẽ phải học cách làm sao nhận ra được tính trực cảm đó. Ngoài ra, nếu nghệ thuật là cái do nghệ sĩ chủ tâm tạo ra, thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: “Vậy thì nghệ sĩ là ai?” (sẽ nói tiếp trong “entry” sau,mong các bạn ủng hộ theo dõi nhé.Cám ơn!) By: BM
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)